Vải Kaki được biết đến là dòng chất liệu rất bền chắc và thời trang. Loại vải này được ưa chuộng nhất trong lĩnh vực thời trang và ứng dụng phổ biến trong may mặc. Để tìm hiểu rõ hơn về chất liệu vải kaki, những đặc tính cơ bản của dòng chất liệu này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay thông tin sau đây nhé!

Vải Kaki Là Gì

-Vải kaki là gì?

Vải kaki là sản phẩm được làm từ 100% chất liệu vải cotton nên rất thoáng mát và mang lại cảm giác dễ chịu cho người sử dụng. Để tăng thêm tính năng cho vải, nhà sản xuất đã thêm các sợi tổng hợp và mang lại nhiều đặc tính vượt trội cho dòng sản phẩm này.

Phân Lại Vải Kaki

-Nguồn gốc vải kaki

Theo các tài liệu của các nhà nghiên cứu thì chất liệu vải kaki xuất hiện từ thế kỉ thứ XIX khi có người thợ chuyên phụ trách may trang phục cho quân đội Anh.

Nguồn gốc vải kaki

Người này chuyên may trang phục được làm từ sợi len nhưng chất liệu này lại khá dày, nóng và gây ra khó khăn trong quá trình vận động của quân đội. Nhận thấy bất tiện này, người thợ đã sáng chế ra loại chất liệu vải mỏng và nhẹ hơn rất nhiều đó cũng chính là chất liệu Kaki ngày nay.

Nguồn gốc vải kaki từ bao giờ

Sau khi ra đời, nhận thấy chất liệu này có nhiều ưu điểm vượt trội, do đó nó càng lan rộng, được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có nước ta.

Nguồn gốc thật sự vải kaki

-Đặc điểm của vải kaki

Vải kaki ngày càng được thị trường yêu thích và ứng dụng ngày càng nhiều bởi những tính năng vượt trội mà vải mang lại.

Chất liệu này với độ bền cao, nhẹ nhàng và sản phẩm lại rất thoáng khí. Khi sử dụng may trang phục và quá trình sử dụng không hề bị nhăn vải.

==> Xem thêm: https://tuivaitrungthanh.com/vai-texture-la-gi/

Đặc điểm của vải kaki

Bên cạnh đó, vải kaki lại rất bền màu, nhiều kiểu dáng đa dạng do đó rất tiện lợi trong thiết kế tạo nên sự lựa chọn thoải mái cho người sử dụng.

Đặc điểm của vải kaki tại HCM

-Phân loại vải kaki

Với công nghệ sản xuất vải ngày càng tiên tiến, hiện đại, trong quá trình sản xuất vải, nhiều đơn vị đã thêm một số chất liệu để tạo ra nhiều tính năng vượt trội cho vải.

Theo đó, vải kaki trên thị trường được phân làm 2 loại chính đó chính là vải kaki thun và vải kaki không thun.

Phân loại vải kaki

  • Đối với loại vải kaki thun: lại này cực kỳ mêm mượt, thoải mái, mát mẻ mà độ bền lại rất tốt. Chủ yếu dòng này để may các bộ đồ váy nữ hoặc đồ bảo hộ rất chất lượng.
  • Đối với vải kaki không thun: loại này thì tương đối cứng hơn, không bị nhăn vải nên thường được sử dụng để may các loại trang phục cho nam giới. Chất liệu vải này tạo ra sự sang trọng, gọn gàng cho phái mạnh.
  • Vải kaki cotton: được sản xuất từ chất liệu sợi bông tự nhiên, loại vải này mỏng hơn so với kaki thun. Theo đó vải có đặc tính mềm mượt, thoáng mát và rất phù hợp cho may các loại trang phục mùa hè. Ngày nay chất liệu này còn được cải tiến và pha trộn nhiều chất liệu khác nhựa vải kaki 65/35, vải kaki cotton 100%….
  • Vải kaki Polyester: loại vải này có nguồn gốc từ chất liệu sợi vải tổng hợp và thành phần đặc trưng của nó chính là Etylen. Loại vải này hút ẩm cực thấm, tính năng co giãn cao, chống cháy và độ bền cực kỳ tốt.

Vải kaki Polyester

Chuyên sản xuất may túi vải không dệt và túi vải kaki giá rẻ

-Quy trình sản xuất vải kaki

  • Bước 1: Thu hoạch bông lấy sợi: Bông sau khi chín sẽ được thu hoạch và tiến hành loại bỏ các tạp chất, đóng lại và vận chuyển đến công đoạn tiếp theo.
  • Bước 2: xơ bông sau đó được xử lý tiệt trùng rồi tạo thành các tấm vải phẳng và tiến hành kéo sợi thô tạo độ bền cho vải. Sau khi được tạo thành sợi chúng sẽ trải qua quá trình hồ sợi dọc. Đây là công đoạn sử dụng tinh bột và một số chất nhân tạo để gia tăng tính năng, độ bóng và độ bền cho vải. Tùy theo yêu cầu từ phía khách hàng mà có sự pha trộn tỉ lệ sao cho phù hợp nhất.
  • Bước 3: Dệt vải: sợi kaki sẽ được dệt bằng máy theo kiểu vân chéo. Vải khá dày nhưng rất mềm mượt. Tiếp đó vải sẽ được nấu ở nhiệt độ áp suất cao để loại bỏ các tạp chất còn sót lại và được đưa vào làm bóng.
  • Bước 4: Nhuộm màu: người ta sẽ sử dụng thuốc nhuộm để tiến hành nhuộm vải kaki. Để tăng tính năng bám màu, người ta sẽ tiến hàng nhuộm nhiều lân và sau mỗi lần nhuộm sẽ được giặt để tách các tạp chất và các hóa chất còn sót lại. Để hoàn thiện người ta sẽ đưa vải ào công đoạn wash để làm mềm vải nhằm mục đích làm vải bền màu và gia tăng tuổi thọ cho vải. Sau khi xong công đoạn này người ta sẽ chuyển vải đến khâu thiết kế và sản xuất.

Quy trình sản xuất vải kaki

-Nhận biết vải kaki chất lượng chuẩn nhất

Vải kaki hiện nay trên thị trường rất nhiều, với những người hiểu rõ chất liệu vải đương nhiên sẽ rất dễ dàng trong nhận biết. Tuy nhiên đối với những người vào nghề thì việc nhận biết cũng rất khó khăn. Để nhận biết vải kaki chất lượng chuẩn nhất, bạn có thể tham khảo những cách như sau:

Về kaki thun và kaki không thun có thể phân biệt thông qua độ dày của vải: đối với loại vải kaki thun thì độ dày cao và mềm ngược lại loại không mềm thì đó là kaki không thun.

Nhận biết vải kaki chất lượng chuẩn nhất

Về kaki Polyester và kaki cotton có thể phân biệt bằng cách đốt chát nó. Khi tiến hành đốt chát, với kaki cotton thì ngọn lửa vàng, hóa tro nhanh chóng. Đối với loại kaki Polyester thì không bén lửa mà có mùi thơm nhẹ.

Với những thông tin trên chắc chắn bạn đã có những thông tin cơ bản để có thể phân biệt các loại vải kaki thông dụng trên thị trường nhé!

Hướng dẫn vệ sinh vải kaki an toàn, hiệu quả

-Hướng dẫn vệ sinh vải kaki an toàn, hiệu quả

Khi sử dụng vải kaki bạn luôn mong muốn sản phẩm luôn được đẹp, mới và phát huy tối đa những ưu điểm của vải, do đó nên có những thông tin về cách sử dụng cũng như cách vệ sinh vải một cách tốt nhất nhé!

vệ sinh vải kaki an toàn

Công đoạn giặt vải rất quan trọng, bạn nên lộn mặt trái của vải để tránh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sợi vải trong quá trình giặt. Hơn nữa, khi giặt bạn nên tách đồ kaki ra riêng không nên giặt chung với các loại thông thường khác. Đặc biệt, loại vải này nên chỉ giặt băng tay, không nên sử dụng giặt máy vì lực quay mạnh sẽ ảnh hưởng đến chất liệu của sợi vải. Khi sử dụng bột giặt, chỉ nên sử dụng loại có chất tẩy nhẹ, tránh tính trạng tẩy mạnh ảnh hưởng đến chất lượng của vải cũng như dễ làm vải bị bạc màu rất mất thẩm mỹ.

Túi Vải Trung Thành địa chỉ uy tín sản xuất túi vải không dệt 2021

Túi Vải Trung Thành địa chỉ uy tín sản xuất túi vải không dệt 2021

Khi phơi bạn cũng tránh phơi ở những nơi nắng gắt mà chỉ nên lựa chọn phơi ở những nơi thoáng nhẹ để đảm bảo vải luôn đẹp mới, độ bền cao.

Khi bảo quản, không nên gấp vải lại sẽ làm cho vải dễ bị co nhúm lại mà nên treo ở những nơi phẳng để bảo quản tốt nhất dáng vải. Tránh tuyệt đối vải bỏ ở những nơi ẩm ướt bạn nhé! Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền lâu dài của vải.